Phương pháp kiểm định và chi phí kiểm định xây dựng công trình

Công việc kiểm định xây dựng công trình (nhà xưởng, nhà máy, văn phòng, biệt thự …) là bao gồm các công tác như khảo sát, kiểm tra, đo đạc, thử nghiệm vật liệu kết cấu công trình, số liệu kiểm định để đánh giá khả năng hư hỏng của các cấu kiện kết cấu

Tùy theo mục đích thực tế của từng Chủ đầu tư là khác nhau, nhìn chung thì thông thường kiểm định xây dựng khi cần:

1. Ngăn chặn sự xuống cấp ở các bộ phận kết cấu.

2. Theo dõi theo chu kỳ để đảm bảo an toàn chịu lực của kết cấu trong quá trình vận hành và sử dụng.

Quy trình kiểm định xây dựng công trình

1. Xác định yêu cầu và khảo sát sơ bộ phục vụ kiểm định xây dựng công trình

– Nhận thông tin yêu cầu

– Thu thập dữ liệu từ khách hàng:

– Mục đích kiểm định là gì?

– Hồ sơ thiết kế và hồ sơ hoàn công đầy đủ hay còn thiếu hay không có?

– Có các hồ sơ liên quan đến tải trọng của các thiết bị hay không?

….

2. Tiến hành kiểm tra tổng thể sơ bộ và đưa ra tư vấn để khách hàng quyết định có nên thực hiện công tác kiểm định hay không?

– Lập đề cương kiểm định, báo giá kiểm định hoặc dự toán kiểm định tùy thuộc vào tính chất mục đích kiểm định nhưng cơ bản gồm các nội dung sau:

– Nội dung công việc.

– Chi phí thực hiện công việc.

– Tiến độ thực hiện

….

3. Tiến hành kiểm tra tại hiện trường

– Khảo sát, thu thập, điều tra và phân tích tài liệu, hồ sơ liên quan đến cấu kiện, kết cấu, bộ phận công trình.

– Tiến hành kiểm tra, đo vẽ và khảo sát hiện trạng công trình.

– Xác định hiện trạng thực tế của vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng.

– Kiểm tra cao độ chân cột, xác định độ võng của công trình.

4. Tiến hành kiểm tra phân tích tại văn phòng

– Phân tích các tài liệu, số liệu thí nghiệm, khảo sát, đo đạc thu thập được tại hiện trường.

– Lập mô hình, tính toán kiểm tra vớii số liệu thí nghiệm, khảo sát, đo đạc và tải trọng tác dụng thực tế.

– Đánh giá chất lượng hiện trạng, độ ổn định của kết cấu và an toàn công trình.

– Lập báo cáo kiểm định.

Phương pháp kiểm định xây dựng công trình

1. Tại hiện trường: Bằng các phương pháp quan sát trực quan kết hợp phương pháp siêu âm không phá hủy hoặc phương pháp khoan đục. Các nhân sự thực hiện phương pháp này là những nhân sự được đào tạo đủ năng lực và kinh nghiệm thực chiến có khả năng xử lý các trường hợp đặc biệt tại hiện trường.

2. Tại phòng thí nghiệm và văn phòng:

– Xử lý gia công các mẫu thí nghiệm thu thập được tại hiện trường theo đúng quy chuẩn

– Xử lý các số liệu thô đã thu thập được thành các số liệu có độ tin cậy cao.

– Tính toán, đánh giá số liệu bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên ngành và tiêu chuẩn liên quan.

Yêu cầu trong quá trình khảo sát hiện trường các công ty kiểm định cần tuân thủ các qui định an toàn của đơn vị quản lý khai thác vận hành công trình, đảm bảo an toàn lao động và an toàn cho công trình.

Yêu cầu trong quá trình lập hồ sơ kiểm định cần tuân thủ quy định hiện hành, tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng được mục đích kiểm định đề ra và đưa ra đánh giá, kết luận về sự ổn định của hệ kết cấu, mức an toàn của hệ kết cấu công trình.

Bước quan trọng nhất trong phần này cần các bên thống nhất đề cương kiểm định với mục đích rõ ràng phù hợp với các đầu mục công việc tương ứng các công tác thí nghiệm làm cơ sở phục vụ công việc kiểm định theo đúng quy định, tiêu chuẩn hiện hành.

Cách tính chi phí kiểm định xây dựng và đơn giá áp dụng

Cơ sở xây dựng chi phí kiểm định dựa trên các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác có liên quan phù hợp với khối lượng công việc mà hai bên đồng ý theo Hợp đồng hoặc theo đề cương kiểm định được hai bên thống nhất.

Việc xác định chi phí kiểm định khá phức tạp nhưng để đơn giản thì ta tạm hiểu như sau

Công thức tính chi phí kiểm định:  ĐƠN GIÁ 1 x KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC 1 + … ĐƠN GIÁ N x KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC N + CHI PHÍ KHÁC (nếu có)

Tùy thuộc vào thực tế chi phí kiểm định có thể bao gồm một số hoặc toàn bộ các khoản chi phí sau:

1. Khảo sát hiện trạng đối tượng kiểm định;

2. Lập đề cương và dự toán kiểm định;

3. Thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu liên quan đến việc kiểm định;

4. Thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá;

5. Chi phí vận chuyển phục vụ việc kiểm định;

6. Lập báo cáo kết quả kiểm định;

7. Các chi phí cần thiết khác phục vụ việc kiểm định.

Chi phí kiểm định sẽ tùy thuộc vào các yếu tố sau:

1. Mục đích kiểm định.

2. Số lượng đầu mục công việc thực hiện.

3. Khối lượng công việc thực hiện.

4. Đơn giá.

5. Kinh nghiệm thực tế của công ty kiểm định.

Bước quan trọng nhất của phần này cần các bên cần xác định mối tương quan giữa đề cương kiểm định và dự toán kiểm định. Lựa chọn được khối lượng công việc vừa đủ và phù hợp với tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng công việc với chi phí tối ưu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem địa chỉ
Nhắn tin với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay