Nội dung công việc kiểm định xây dựng

Khái niệm: Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích (căn cứ nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Kiểm định xây dựng gồm những công việc gì?

Dù nội dung kiểm định là Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây hay kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng thì các nội dung công việc cơ bản thực hiện (bao gồm nhưng không giới hạn) như sau:

1. Quan sát kiểm tra tổng thể công trình nhằm khảo sát nhằm xác định đặc điểm kiến trúc, đặc điểm kết cấu của khung chính chịu lực, ghi nhận các hư hỏng và khuyết tật bề mặt ảnh hưởng đến kết cấu hiện hữu bằng phương pháp siêu âm hoặc kết hợp thủ công.

Hình 1. Quan sát tổng thể công trình

Hình 2. Ghi nhận các vị trí hư hỏng

2. Kiểm tra kích thước hình học các cấu kiện chịu lực điển hình sử dụng phương pháp đo đạc bằng thước thép, thước kẹp điện tử …

Hình 3: Kiểm tra chiều dày thép sử dụng máy siêu âm chiều dày kim loại

3. Kiểm tra cường độ bê tông các cấu kiện chịu lực điển hình sử dụng phương pháp Khoan mẫu bê tông tại hiện trường và được nén tại phòng thí nghiệm kết hợp với thí nghiệm không phá hoại sử dụng súng bật nẩy bằng Máy khoan bê tông Mod.H200, máy khoan tay Bosch, máy đo độ cứng bê tông Matest.

Hình 4: kiểm tra cường độ bê tông bằng phương pháp không phá hoại

Hình 5: Kiểm tra cường độ bê tông bằng phương pháp Khoan mẫu bê tông tại hiện trường và được nén tại phòng thí nghiệm

4. Kiểm tra số lượng, đường kính và bề dày thép của các cấu kiện chịu lực điển hình sử dụng phương pháp siêu âm kết hợp với khoan, đo đạc thủ công bằng Máy Elcometer THD 331, máy khoan tay Bosch, thước kẹp điện tử.

Hình 7: Kiểm tra số lượng thép sử dụng máy dò cốt thép Hilti

5. Kiểm tra tình trạng vết nứt  trong bê tông của các cấu kiện điển hình sử dụng phương pháp Điện thế kết hợp quan sát, kiểm tra trực quan …

Hình 9: Kiểm tra bề rộng vết nứt trong bê tông,

6. Hoàn trả tô trát các vị trí đục, khoét (không bao gồm các công tác lát gạch và sơn lại bề mặt cấu kiện).

7. Tính toán, đánh giá khả năng chịu lực, độ an toàn của công. Đề xuất phương án gia cố (nếu cần thiết – không phải thiết kế chi tiết).

8. Báo cáo kiểm định thể hiện tình trạng thực tế của công trình, khả năng chịu lực, độ an toàn của công trình.

Trách nhiệm của công ty kiểm định xây dựng

1. Lập đề cương công việc bám sát với đúng mục tiêu.

2. Tiến hành thực hiện công việc theo đúng đề cương đã được xem xét, thống nhất.

3. Lập báo cáo kiểm định xây dựng.

4. Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc đã thực hiện

Tuy mục đích và yêu cầu khác nhau nhưng khách hàng cần xác định rõ ba yếu tố chung như sau:

Yếu tố thứ nhất: Lựa chọn các công ty kiểm định xây dựng có đề cương công việc bám sát với mục tiêu đã đề ra.

Yếu tố thứ hai: Lựa chọn các công ty kiểm định xây dựng có đầy đủ năng lực hoạt động như giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ năng lực tổ chức, chứng chỉ hành nghề của cá nhân chủ trì, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

Yếu tố thứ ba: Lựa chọn chi phí phù hợp với ngân sách dự kiến và đảm bảo chất lượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem địa chỉ
Nhắn tin với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay